Điều kiện hình thành môi trường chất lỏng và các biện pháp đề phòng
Chất lỏng có khả năng bay hơi ở mọi nhiệt độ, tốc độ quá trình bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng. Hơi chất lỏng kết hợp với oxy không khí tạo thành môi trường nguy hiểm cháy nổ
Điều kiện tạo thành môi trường nguy hiểm cháy nổ của hơi chất lỏng trong các thiết bị và dung tích kín chứa chất lỏng là :
- Có khoảng không tự do chứa hơi khí
- Nhiệt độ làm việc của thiết bị ( nhiệt độ làm việc của chất lỏng trong thiết bị ) nằm trong khoảng giữa giới hạn nhiệt độ bốc cháy thấp và giới hạn nhiệt độ bắt cháy cao
Tth<tlv<tc
Tth : giới nhiệt độ bốc cháy thấp của chất lỏng
Tc : giới nhiệt độ bốc cháy cao của chất lỏng
Hệ số an toàn đối với giới hạn nồng độ bốc cháy là 100C, vì vậy tth-100C≤tlv≤tc + 100C
Biện pháp ngăn ngừa sự tạo thành môi trường NHCN trong các thiết bị kín chứa chất cháy lỏng :
- Triệt tiêu khoảng không tự do chứa hỗn hợp hơi chất lỏng và không khí. Việc triệt tiêu khoảng không tự do chứa hỗn hợp hơi chất lỏng và không khí có thể thực hiện bằng cách
+ Bảo quản chất lỏng nằm trong hoặc dưới lớp nước bảo vệ. Giải pháp này chỉ có thể sử dụng để bảo vệ các chất cháy lỏng không hòa tan trong nước như Cacbon Dissunpha(CS2) một số sản phẩm khác của dầu mỏ.
+ Sử dụng các loại bể chứa mái nổi hoặc phao nổi bên trong trên bề mặt chất cháy lỏng. Các mái nổi hoặc phao nổi bên trong di chuyển theo sự thay đổi của mức chất lỏng, đường kính của chúng phải nhỏ hơn đường kính trong các bể chứa.
- Giảm nồng độ hỗn hợp hơi chất cháy lỏng với oxy không khí xuống dưới giới hạn nồng độ bốc cháy thấp. Giải pháp này có thể thực hiện bằng các cách như sau :
+ Sử dụng bọt có độ bền cao hoặc các hạt nhỏ rỗng nổi trên bề mặt chất lỏng. Yêu cầu trong trường hợp này là bọt không được phá hủy, các hạt nhỏ phải nổi phủ kính bề mặt chất cháy lỏng, có độ dày đảm bảo đủ lớn.
+ Cho thêm vào chất cháy lỏng những phụ gia để làm giảm áp suất riêng của hơi và khả năng bay hơi của chất lỏng. Chẳng hạn đối với các loại rượu Metylic, Etylic, Propylic, Axeton, Axit sunphuaric có thể sử dụng nước, còn đối với các sản phẩm dầu mỏ có thể sử dụng CCL4.
- Duy trì chế độ nhiệt độ làm việc an toàn. Tạo ra các điều kiện nhiệt độ loại trừ khả năng tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy, nổ. Khi tiến hành cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc ổn định của các thiết bị với chế độ nhiệt độ thấp hơn giới hạn nhiệt độ bốc cháy thấp và cao hơn giá trị nhiệt độ bốc cháy cao.
==>> Đưa khí không cháy vào khoảng không tự do của thiết bị chứa chất cháy lỏng. Nếu như trong thiết bị có các điều kiện tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy, nổ mà không thể thay đổi chế độ làm việc được thì có thể đưa vào thể tích tự do của thiết bị các chất khí không cháy ( khí trơ) hoặc hơi nước.
Phân tích trách nhiệm của lực lượng CS phòng cháy và chữa cháy trong đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy
- Đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy
- Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy, giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi có thẩm quyền.
- Thực hiện thẩm duyệt nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án công trình xây dựng,phương tiện giao thông cơ giới, kiểm tra kiểm định và chứng nhận phù hợp đối với thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy
- Thực hiện công tác hướng dẫn chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, thực hiện nhiệm vụ CHCN
- Kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy, ban hành tổ chức thực hiện các quy định về sử dụng, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Xem them các thông tin liên quan tới phòng cháy mới nhất.
– NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA NGHIỆM THU VỀ PCCC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
– NGHIỆM THU VỀ PCCC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO? TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA NGHIỆM THU?
BÌNH LUẬN