Phòng cháy là hệ thống các biện pháp về tổ chức, các giải pháp về kỹ thuật nhằm ngăn ngừa xuất hiện và lan truyền cháy, đảm bảo thoát nạn an toàn và tạo điều kiện cho việc dập tắt đám cháy có hiệu quả.

Các biện pháp cơ bản trong phòng cháy bao gồm : biện pháp quần chúng, biện pháp quản lý hành chính, biện pháp khoa học kỹ thuật

Biện pháp quần chúng:

  • Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
  • Xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy
  • Thành lập duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật
  • Tổ chức lực lượng quần chúng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ
  • Hướng dẫn, tổ chức quần chúng phòng cháy và chữa cháy
  • Trang bị phương tiện dụng cụ phòng cháy và chữa cháy tại chỗ
  • Lập và tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy tại chỗ

Biện pháp quản lý hành chính

  • Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
  • Tuyên truyền giáo dục mọi người nắm được các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy
  • Xử lý kịp thời theo pháp luật các hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy
  • Bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Biện pháp khoa học kỹ thuật

  • Nghiên cứu phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy cho quần chúng
  • Áp dụng khoa học kỹ thuật để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản các chất cháy, nổ, nguồn nhiệt
  • Áp dụng khoa học kỹ thuật để chuyển các chất dễ cháy thành khó cháy hoặc không cháy
  • Tạo các khoảng cách không để cháy lan và đảm bảo thoát nạn cho người khi xảy ra cháy
  • Nghiên cứu, áp dụng các phương tiện công nghệ phòng cháy và chữa cháy, chất chữa cháy
  • Áp dụng khoa học kỹ thuật để quản lý và sử dụng an toàn chất cháy, chất nổ
  • Áp dụng khoa học kỹ thuật để quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt…

Nguồn nhiệt gây cháy là gì ? Trong các dạng nguồn nhiệt đã học ( nguồn nhiệt do năng lượng trực tiếp, năng lượng cơ học, năng lượng hóa học, năng lượng điện) nguồn nhiệt nào là nguy hiểm nhất, tại sao?

Nguồn nhiệt gây cháy : là nguồn cung cấp năng lượng nhiệt để sự cháy xảy ra, nó là một yếu tố cần thiết, không thể thiếu để sự cháy phát sinh và tồn tại. Vai trò của nguồn nhiệt là nung nấu hỗn hợp cháy đến khi sự cháy xuất hiện. Nguồn nhiệt gây cháy có thể là những vật đã được nung nóng đến nhiệt độ cao, tia lửa điện, tia lửa do ma sát, nhiệt nagw của phản ứng hóa học…

Nguồn nhiệt gây cháy bao gồm :

  • Nguồn nhiệt gây cháy hở : là những nguồn nhiệt gây cháy có thể nhận biết bằng mắt thường
  • Nguồn nhiệt gây cháy kín : là nguồn nhiệt gây cháy tiềm ẩn dưới dạng năng lượng điện như : điện năng, hóa năng, cơ năng …
  • Trong các dạng nguồn nhiệt gây cháy thì nguồn nhiệt phát sinh do năng lượng điện là dạng nguồn nhiệt nguy hiểm nhất. Bởi vì trong các nguyên nhân dẫn đến hơn 40%. Nguồn nhiệt phát sinh do năng lượng điện có thể do các sự cố: ngắn mạch, quá tải, điện trở chuyên tiếp

Nguyên nhân dẫn đến ngắn mạch :

+ Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ngắn mạch là do cách nhiệt của phần dẫn điện bị phá hủy

Nguyên nhân dẫn tới cách điện bị phá hủy là do :

Do tác động của nhiệt độ cao hay ngọn lửa trần khi xảy ra cháy

Cách điện bị lão hóa : thời gian dây dẫn, dây cáp làm việc vượt quá thời gian cho phép

+ Dây dẫn dây cáp điện bị hỏng lớp cách điện là do hậu quả của việc kéo căng, uốn cong quá mức

Ngắn mạch có thể xảy ra do cây cối đỗ đè lên dây pha khi có giông bão, chủ yếu xảy ra trong hệ thống truyền tải điện. Ngắn mạch có thể xảy ra do dây truyền tải trên không bị chập dưới tác dụng của gió hay do vật kim loại văng lên đường dây, hay do sai lầm của công nhân khi sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện

Nguyên nhân dẫn đến quá tải :

+ Trong thiết kế : tính toán tiết diện dây dẫn dây cáp điện không đúng. Nếu tiết diện dây dẫn chọn nhỏ hơn quy định, khi đóng mạch điện cảu thiết bị tiêu thụ điện sẽ gây quá tải

+ Không tính toán được sự tang cảu phụ tải trong tương lai

+ Chọn các động cơ điện có công suất không phù hợp với công suất của mạng điện

+ Trong sử dụng : do mắc thêm phụ tải, không được tính toán thiết kế

+ Sử dụng các thiết bị điện trôi nổi, không có nguồn gốc, chưa qua kiểm định, chất lượng không đảm bảo

+ Trong động cơ điện quá tải xuất hiện khi tang momen trên trục, khi đứt một pha, giảm điện áp trong mạng cung cấp, khi điện áp trên mạng cung cấp giảm dòng điện trong các cuộn dây sẽ tăng

Muốn tìm hiểu them về sự cháy xem them thông tin bên dưới.

– ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGUỒN NHIỆT TRỞ THÀNH NGUỒN NHIỆT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỤI CHÁY

– ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH MÔI TRƯỜNG CHẤT LỎNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG

– ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM CHÁY NỔ CÁC THIẾT BỊ SẤY

– THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÓNG CHÁY CHỮA CHÁY LÀ GÌ? TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY?