Đồng chí hãy phân tích đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ các thiết bị sấy? Từ phương trình cân bằng sấy đ/c hãy biện luận để tìm công thức xác định lượng không khí khô cần thiết để đưa vào buồng sấy theo điều kiện an toàn cháy nổ ? ( Trong quá trình sấy Gk không đổi)

Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ các thiết bị sấy:

1.Khả năng tạo nồng độ nguy hiểm cháy nổ trong buồng sấy

Nồng độ hơi khí cháy với không khí được tạo thành trong buồng sấy do vi phạm nghiêm trọng chế độ làm việc của thiết bị hoặc do xảy ra sự cố, Nồng độ hơi của dung môi trong buồng sấy sẽ tang trong trường hợp sau :

  • Cường độ bay hơi tang khi xảy ra quả tải trong buồng sấy, trên băng chuyền
  • Vật liệu sấy có bề mặt bay hơi rộng hoặc trong vật liệu có chứa nhiều chất hòa tan
  • Tần số trao đổi khí giảm
  • Quạt hút gió ngừng hoạt động
  • Thiết bị hút gió làm việc với hệ số tuần hoàn kín cao
  • Tăng nhiệt trong buồng sấy

2.Sự tồn tại và phát sinh nguồn nhiệt gây cháy:

Nguồn nhiệt điển hình trong trường hợp này là do sự nung nóng quá nhiệt và bốc cháy vật liệu sấy, phế thải của vật liệu sấy cũng như tia lửa tạo thành khí các vật rắn va chạm với nhau, do ma sát.

– Trong các lò sấy hoạt động liên tục, khi các thiết bị vận chuyển ngừng hoạt động có thể làm bốc cháy vật liệu do chúng tác động lâu dài của nguồn nhiệt

– Tia lửa phát sinh do va chạm của các vật rắn hoặc do ma sát có thể hình thành khi hóng quạt gió, thiết bị vận chuyển hoặc động cơ điện bị nung nóng quá mức

3.Khả năng lan truyền ngọn lửa :

– Tùy theo vị trí xuất hiện đám cháy có thể phát triển trực tiếp trong phân xưởng sấy từ buồng sấy nầy sang buồng sấy khác và ngược lại, đám cháy có thể lan truyền từ vật liệu đến buồng cháy.

– Đám cháy phát triển trong buồng sấy là do có chứa một khối lượng lớn chất cháy, hệ thống thông gió, thiết bị vận chuyển và các vị trí hở khác, với diện tích nhỏ nhưng tải trọng lớn, chất cháy được nung nóng từ nhiệt độ 40 đến 1500C

– Các quá trình sấy thường làm bám bụi bẩn, phế thải tren các thành cả thiết bị sấy, tạo điều kiện để đám cháy phát triển mạnh

– Bụi và chất ngưng tụ bám trên các thành ống thông gió sẽ thúc đẩy mạnh quá trình lan truyền đám cháy

Thiết lập phương trình xác định lượng không khí khô cần thiết cho quá trình sấy khi trọng lượng vật liệu sấy không đổi:

– Lượng chất lỏng bốc cháy bốc hơi khỏi vật liệu được xác định theo cân bằng sấy như sau :

Ga=G1-G2

Ga  : lượng hơi ẩm thoát ra khỏi vật liệu

G1,G2 : Trọng lượng vật liệu trước và sau khi sấy khô

– Giả sử trọng lượng vật liệu khô tuyệt đối trong quá trình sấy không đổi, có thể thiết lập phương trình cân bằng cật chất theo vật liệu khô tuyệt đối trong vật liệu đã được sấy khô như sau :

Gk = G1 (100-ꞷ1 )/100 = G1 (100-ꞷ2 )/100

– Trong đó w1, w2 là độ ẩm ban đầu và độ ẩm cuối cùng của vật liệu

==>>Suy ra :

G1=G2 (100-ꞷ2)/(100-ꞷ1)

G2=G1 (100-ꞷ1)/(100-ꞷ2)

 

– Thay giá trị vào phương trình trên ta được :

Ga=G1 –G1 (100-ꞷ1 )/100 = G2 (ꞷ1-ꞷ2)/(100-ꞷ2)

=> Tương tự, Ga được xác định nếu như biết được lượng vật liệu đưa vào sấy G1 lượng vật liệu đã sấy khô G2

Ga=G1(ꞷ1-ꞷ2)/(100-ꞷ2) = G2 (ꞷ1-ꞷ2)/(100-ꞷ1)

==>>Lượng không khí cần thiết đưa vào thiết bị sấy theo điều kiện an toàn nổ có thể được xác định theo phương trình cân bằng vật chất vì trong một quá trình sấy nhất định khi lượng ẩm không hao tổn, lượng không khí và vật liệu sấy ban đầu phải bằng với lượng ẩm và vật liệu đã sấy khô thoát ra khỏi thiết bị sấy :

G1(W1/100) + LCbd = G2 (W2/100) + LCc

Trong đó :

L: Lượng không khí khô cần cho quá trình sấy

Cbd Cc nồng độ hơi ẩm ban đầu và cuối cùng trong không khí khi sấy

Từ đó ta có :

Ga = G1(W1/100) – G2 (W2/100) = L (Cc-Cbd)

Tổng lưu lượng không khí trong quá trình sấy sẽ bằng :

L = Ga / (C-Cbd)

Hoặc

V = Ga/(Pt(C-Cbd)

Pt : khối lượng riêng không khí ứng với nhiệt độ tính toán

V : Thể tích không khí cần thiết cho sấy

Xem them các thông tin liên quan tới phòng cháy mới nhất.

– THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÓNG CHÁY CHỮA CHÁY LÀ GÌ? TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY?

– NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA NGHIỆM THU VỀ PCCC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

– NGHIỆM THU VỀ PCCC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO? TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA NGHIỆM THU?