Trình bày điều kiện hình thành môi trường NHCN trong các thiết bị có sử dụng hoặc liên quan đến bụi cháy

Môi trường nguy hiểm cháy, nổ là môi trường trong đó có chứa hỗn hợp chất cháy và chất oxy hóa mà giá trị nồng độ của hỗn hợp nằm trong giới hạn nồng độ bốc cháy của nó.

Môi trường nguy hiểm cháy, nổ có thể hình thành bên trong các thiết bị có chứa chất cháy trong điều kiện hoạt động bình thường:

  • Trong các thiết bị kín có chứa chất cháy lỏng
  • Trong các thiết bị chứa chất cháy khí
  • Trong các thiết bị có sử dụng hoặc liên quan đến bụi cháy
  • Trong giai đoạn dừng hoặc khởi động các thiết bị để đưa vào vận hành

Sự nguy hiểm cháy của bụi :

Bụi có kích thước nhỏ, khả năng hấp thụ nhiệt và bắt cháy nhanh, khi xảy ra cháy lan truyền nhanh chóng, Bụi có khả năng bay lơ lửng, bám trên bề mặt các thiết bị, cấu kiện xây dựng, thậm chí chui sâu vào những nơi phức tạp và vậy khi cháy cứu chữa rất khó khăn. Bụi có khả năng kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp nổ.

Điều kiện hình thành môi trường nguy hiểm cháy nổ

Trong các điều kiện sản xuất chất cháy rắn được nghiền nhỏ, có thể là sản phẩm cuối cùng như : bột gỗ, bột gạo, bột mì,… Kích thước hạt bụi rất đa dạng, Phụ thuộc kích thước hạt bụi và tốc độ chuyển động của không khí mà bụi nằm ở trạng thái lơ lửng hoặc lắng đọng trên các bề mặt sản xuất. Bụi lắng đọng có khả năng cháy âm ỉ và bốc cháy.Bụi lơ lửng kết hợp với oxy tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.

Để đánh giá sự nguy hiểm cháy nổ của bụi bay lơ lửng người ta dựa vào đại lượng giới hạn nồng độ bốc cháy thấp của bụi vì giới hạn nồng độ bốc cháy cao của bụi rất lớn và trong thực tế ít khi đạt đến.Do vậy điều kiện tồn tại nồng độ nguy hiểm cháy nổ của bụi sẽ là :

Ctt ≥ Cth

Ctt : Nồng độ thực tế của bụi

Cth : Giới hạn nồng độ bắt cháy thấp của bụi

Điều kiện an toàn cháy nổ khi vận hành các thiết bị chứa bụi :

Cth

Clvat ≤

Kat

Kat : hệ số an toàn Kat ≥2

Trình bày điều kiện để nguồn nhiệt trở thành nguồn nhiệt gây cháy.Trong các dạng nguồn nhiệt( nguồn nhiệt do năng lượng trực tiếp, năng lượng cơ học, hóa học, năng lượng điện) dạng nào nguy hiểm nhất tạo sao?

Những nguồn nhiệt thường gặp rất đa dạng, nhưng không phải nguồn nhiệt nào khi xuất hiện đều có khả năng gây cháy. Một dạng nguồn nhiệt hay vật mang nhiệt có thể trở thành nguồn gây cháy đối với một chất cháy khi chúng tiếp xúc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây :

  1. Nhiệt độ của nguồn, vật mang nguồn nhiệt phải lớn hơn hoặc bằng nhiệt độ tự bốc cháy của môi trường cháy tiếp xúc với nó.

Tn ≥ ttbc

  1. Năng lượng tỏa ra của nguồn nhiệt từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ tự bốc cháy của môi trường cháy phải đủ nung nấu chất cháy đến bốc cháy. Có nghĩa là năng lượng của nguồn nhiệt phải lớn hơn hoặc bằng năng lượng tối thiểu để chất cháy bốc cháy.

Wn ≥Wmin

  1. Thời gian ( độ lâu) tác động của nguồn nhiệt phải lớn hơn hoặc bằng thời gian cảm ứng của môi trường cháy. Thời gian tác động của nguồn nhiệt được xác định bằng thời gian từ khi nó bắt đầu tiếp xúc với môi trường cháy đến thời điểm khi nhiệt độ của nguồn nhiệt đạt đến nhiệt độ tự bốc cháy ( tabc) của chất cháy.

Ttd>t cảm ứng

  • Trong các dạng nguồn nhiệt gây cháy thì nguồn nhiệt phát sinh do năng lượng điện là dạng nguồn nhiệt nguy hiểm nhất. Bởi vì trong các nguyên nhân dẫn đến các sự cố cố cháy, nổ thì nguyên nhân do sự cố về điện, thiết bị điện chiếm đến hơn 40% Nguồn nhiệt phát sinh do năng lượng điện có thể do các sự cố : ngắn mạch, quá tải, điện trở chuyên tiếp

Nguyên nhân dẫn đến ngắn mạch

+ Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ngắn mạch là do cách điện của các phần dẫn điện bị phá hủy.

+ Nguyên nhân dẫn tới cách điện bị phá hủy là do :

Do tác động của nhiệt độ cao hay ngọn lửa trần khi xảy ra cháy

Cách điện bị lão hóa : Thời gian dây dẫn, dây cáp làm việc vượt quá thời gian cho phép

+ Dây dẫn dây cáp điện bị hỏng lớp cách điện là do hậu quả của việc kéo cong, uốn cong quá mức.

Ngắn mạch có thể xảy ra do cây cối đỗ đè lên dây pha khi có giông bão, chủ yếu xảy ra trong hệ thống truyền tải điện. Ngắn mạch có thể xảy ra do dây truyền tải trên không bị chập dưới tác dụng của gió hay do vật kim loại văng lên đường dây, hay do sai lầm của công nhân khi sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện

Nguyên nhân dẫn đến quá tải:

+ Trong thiết kế : tính toán tiết diện dây dẫn dây cáp điện không đúng. Nếu tiết diện dây dẫn chọn nhỏ hơn quy định, khi đóng mạch điện cẩu thiết bị tiêu thụ điện sẽ gây quá tải.

+ Không tính toán được sự tang cảu phụ tải trong tương lai

+ Chọn các động cơ điện có công suất không phù hợp với công suất của mạng điện

+ Trong sử dụng : do mắc thêm phụ tải, không được tính toán khi thiết kế

+ Sử dụng các thiết bị trôi nổi, không có nguồn gốc, chưa qua kiểm định, chất lượng không đảm bảo

+ Trong động cơ điện quá tải xuất hiện khi tang momen trên trục, khi đứt 1 pha, giảm điện áp trong mạng cung cấp..khi điện áp trên mạng cung cấp giảm dòng điện trong các cuộn dây sẽ tăng

Xem them các thông tin liên quan tới phòng cháy mới nhất.

– THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÓNG CHÁY CHỮA CHÁY LÀ GÌ? TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY?

– NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA NGHIỆM THU VỀ PCCC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

– NGHIỆM THU VỀ PCCC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO? TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA NGHIỆM THU?