Phương pháp sơn phun, sơn nhúng, sơn tráng phương pháp nào nguy hiểm cháy nổ hơn
Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ
Sơn được tạo mù nhờ sự trợ giúp của không khí nén hướng lên bề mặt cần sơn, tạo nên 1 lớp sơn đều có độ dày nhất định
Phương pháp sơn phun có tính nguy hiểm cháy cao do khả năng tạo thành hỗn hợp cháy giữa hơi của dung môi và không khí trong buồng sấy, trong ống thông gió và các phòng lân cận
NHCN của quá trình sơn quyết định bởi tính chất của sơn được sử dụng, đặc thì của nguồn nhiệt gây cháy và khả năng lan truyền đám cháy. Trong thành phần của sơn có đến 50-60% dung môi dễ bắt cháy, do vậy dễ tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy. Biện pháp sơn phun sử dụng khí nén có mức độ nguy hiểm cháy nhất vì hỗn hợp sơn với không khí dưới dạng sương mù liên tục được tạo thành.
Nguồn nhiệt trong quá trình sơn : tia lửa do va chạm cơ học, hiện tượng tự bốc cháy của phế thải có thành phần vecni, xà phòng chiết xuất từ cây lanh…
Khối lượng nhóm cháy cần được sơn rất lớn, cháy có thể lan truyền trực tiếp trên sản phẩm được sơn hoặc theo các đường ống thông gió sang các tầng hoặc phân xưởng lân cận
Sơn nhúng, sơn tráng :
Sơn nhúng : được sử dụng trong các dây chuyền công nghệ phun sơn, sản phẩm sau khi sơn được chuyển ngay sang quá trình sấy, sản phẩm cần sơn được sự trợ giúp của thiết bị nâng đưa vào bể sơn và ngâm trong đó.
Sơn tráng : không khác nhiều so với sơn nhúng, sử dụng tráng bằng phun tia và tráng sơn sau đó giữ trong hơi của dung môi , sản phẩm được tráng 1 lớp sơn rất dồi dào sau đó chuyển sang công đoạn sấy khô trong buồng sơn
Đặc điểm nguy hiểm cháy :
Môi trường cháy trong quá trình sơn nhúng và sơn tráng có thể tạo thành trong các máy sơn, ống thông gió, bể chứa sơn, và các phòng sản xuất. Khả năng lan truyền khi xảy ra cháy nổ cao và có một lượng lớn sơn trong các bể chứa, bể thu hồi và trong các ống dẫn.
*Từ các phân tích trên ta thấy cả 2 quá trình sơn phun và sơn nhúng, sơn tráng đều có đặc điểm nguy hiểm cháy nổ rất cao. Tuy nhiên quá trình sơn phun nguy hiểm cháy cao hơn so với sơn tráng, sơn nhúng vì trong quá trình sơn phun hỗn hợp sơn với không khí dưới dạng sương mù liên tục được tạo thành và chỉ cần xuất hiện nguồn nhiệt thích hợp ngay lập tức sẽ xảy ra các sự cố cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng.
Biện pháp phòng ngừa :
- Các biện pháp phòng cháy quá trình sơn phun :
- Ngăn ngừa sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy nổ : thiết kế hệ thống thông gió để hút và đẩy toàn bộ hơi tại vị trí sơn ra ngoài
+ Quá trình sơn phun cần thực hiện trong các buồng có trao đổi khí cố định liên tục hoặc để cách xa nơi có cửa hút không khí, tránh để hơi của chất lỏng dễ cháy quay ngược trở lại hệ thống
+ Các vị trí làm việc liên quan trực tiếp tới sơn phải được cách ly với môi trường của các phòng sản xuất lân cận.
+ Không cho phép sử dụng hệ thống thông gió chung giữa phân xưởng sơn với các phòng sản xuất khác
+ Lượng sơn dư do quạt gió thải ra phải được thu hồi bằng phin lọc
+ Hệ thống thông gió phải có khóa chuyền tự động, đảm bảo ngừng cấp sơn khi quạt gió ngừng hoạt động.
+ Khi sơn các vật hoặc cấu kiện có kích thước lớn thông gió phải tiến hành theo nguyên tắc cục bộ, chỉ thực hiện thông gió với phân đang sơn. Vận tốc thái không khí tại vị trí làm việc không được nhỏ hơn 1m/s
+ Thay thế dung môi dễ cháy, vaescni và dung môi cháy bằng chất không có nguy hiểm cháy
Ngăn ngừa sự hình thành và phát sinh nguồn nhiệt gây cháy :
+ Thu hồi và đưa khỏi phòng sản xuất toàn bộ phế thải của vật liệu sơn
+ Thường xuyên làm sạch đường ống dẫn khí
+ Kiểm tra hoạt động của các thiết bị
+ Không để phát sinh tia lửa do va chạm cơ học hoặc do ma sát trong hệ thống thông gió và trong quá trình làm việc
Ngăn ngừa và hạn chế khả năng cháy lan :
+ Hạn chế lượng sơn và vật liệu cháy trực tiếp trong phân xưởng
+ Rút ngắn đến mức thấp nhất chiều dài của đường ống thông gió và dẫn khí
+ Bố trí các van ngăn cháy đúng chủng loại tại các vị trí cần thiết
+ Thường xuyên tiến hành vệ sinh công nghiệp, tránh để chất cháy lắng đọng trong phân xưởng, trong đường ống …
Xem them các thông tin về sản phẩm và dịch vụ phòng cháy.
– NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA NGHIỆM THU VỀ PCCC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
– NGHIỆM THU VỀ PCCC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO? TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA NGHIỆM THU?
BÌNH LUẬN