Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động Phòng Cháy.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Công tác PCCC luôn gắn liền với các hoạt động bình thường khác trong các cơ quan, tổ chức, vì vậy xác định trách nhiệm của người đứng đầu, tức là những việc cần phải làm để đảm bảo an toàn PCCC là tất yếu.
Theo quy định tại DD Luật PCCC (2013), người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm sau :
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC; thành lập duy trì hoạt động đội PCCC theo quy định của pháp luật;
- Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về PCCC
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về PCCC;
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC, sử dụng kinh phí PCCC đúng mục đích, trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về PCCC; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;
- Thực hiện nhiệm vụ khác về PCCC theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, tại DD Luật PCCC còn quy định về trách nhiệm gánh chịu hậu quả bất lợi khi có hành vi vi phạm do chính mình gây ra:
- Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tùy tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỹ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chủ hộ gia đình:
- Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một người thanh niên khác có thể là chủ hộ.
- Trách nhiệm PCCC của chủ hộ gia đình quy định tại DD Luật PCCC:
+ Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về PCCC
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn PCCC; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy,nổ
Cá nhân ( quy định tại Đ5 Luật PCCC):
- Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về PCCC của người hoặc của cơ quan có thẩm quyền;
- Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về PCCC; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện PCCC thông dụng;
- Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
- Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này.
====>>> Muốn biết chi tiết về thiết bị pccc và dịch vụ nạp sạc bình chữa cháy, tư vấn thiết kế pccc tại Đà Nẵng, HCM thì liên hệ tại đây.
Các sản phẩm liên quan đến phòng cháy.
BÌNH LUẬN